Cẩm nang học Piano cho người mới bắt đầu

Xã hội ngày càng phát triển, áp lực cuộc sống và công việc ngày càng nhiều dễ dàng đưa chúng ta vào trạng thái quá tải và stress. Từ đó mọi người thường tìm một con đường để giải thoát những gánh nặng trong cuộc sống, để giải tỏa những áp lực trong công việc. Và âm nhạc chính là phương tiện hữu hiệu nhất giúp chúng ta điều đó, học piano là một cách đưa âm nhạc vào cuộc sống

Học Piano là một cách để chúng ta cân bằng lại cuộc sống, tìm được niềm vui giữa những bộn bề của công việc, của xã hội. Và rất rất nhiều người đã tìm đến bộ môn này và ước ao chinh phục nó, nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu. Ngày hôm nay Sol Music sẽ chỉ cho các bạn một số lưu ý để chúng ta có thể bắt đầu học bộ môn Piano một cách hiệu quả nhất.

1. Hãy học trước một chút lý thuyết căn bản 

Thực tế lý thuyết căn bản của âm nhạc cực kì đơn giản và dễ hiểu, trước hết chúng ta hãy học những cái thật cơ bản, đủ để chúng ta sử dụng khi mới bắt đầu. Không nên tìm hiểu những kiến thức sâu quá sẽ khiến chúng ta cảm thấy sợ và nhụt trí.

Và học đến đâu chúng ta sẽ bổ sung các kiến thức cần thiết đến đó, như thế chúng ta sẽ cảm thấy dễ dàng học bộ môn này hơn.

Xin chia sẻ với tất cả các bạn, phần lý thuyết cần thiết nhất khi mới học Piano mà Sol Music đã soạn.

2. Hãy tìm một trung tâm uy tín để học

Nhiều bạn đặt ra câu hỏi là “Tự học Piano được không” xin thưa là “Được” nhưng bạn cứ hình dung. Bạn tự học thì sẽ là con ốc sên nhưng bạn đi học tại trung tâm thì bạn sẽ trở thành một chú thỏ chạy rất nhanh.

Do đó bạn hãy tìm một trung tâm uy tín để học trong thời gian mới bắt đầu. Vì nếu tự học các bạn sẽ không thể nắm bắt sâu được các phần lý thuyết và các kĩ thuật khi tập bài, dễ dẫn đến tình trạng bị sai về tư thế ngồi, tư thế tay và ngón tay và điều đó cực kì nguy hiểm sau này, rất khó sửa vì nó đã trở thành thói quen.

3. Đừng nhụt trí, đừng nản lòng

Tôi dám chắc với bạn là trong thời gian đầu mới học Piano bạn đã một lần nghĩ đến bỏ cuộc. Với việc điều khiển các ngón tay theo ý mình quả thực là rất khó khăn đúng không các bạn. Cứ nghĩ các ngón tay của mình hàng ngày mình bảo nó làm gì là nó làm theo không cãi một lời, nhưng sao khi tập Piano nó lại ngang ngược đến thế.

Bên cạnh đó chưa kể đến việc mắt chúng ta nhìn bản nhạc, chân đập phách..vv những điều đó chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy oải và sợ hãi khi tập

Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta được giáo viên hướng dẫn ngay từ đầu thì những việc đó sẽ cực kì đơn giản, giáo viên sẽ chỉ cho chúng ta những phương pháp hiệu quả  giúp chúng ta xử lý được những vấn đề đó một cách dễ dàng.

Và một điều các bạn nên nhớ là “Đừng nhụt trí, đừng nản lòng” hãy nghĩ đến những điều tươi đẹp hơn, vào một ngày chúng ta sẽ đánh được những bản nhạc mà chúng ta yêu thích, tưởng rằng chúng ta sẽ không bao giờ làm được.

4. Hãy tập luyện hàng ngày

Tập đàn Piano cũng như chúng ta rèn một con dao. Muốn dao sắc bén, thì lửa phải cao để nung, phải dùng búa mạnh để đập thì chúng ta mới rèn thanh sắt thành dao được.

Cũng vậy, ban đầu tay chúng ta tựa như thanh sắt thô, sự kiên trì, chăm chỉ chính là lửa và việc rèn luyện hàng ngày chính là chiếc búa nặng để luyện cho ngón tay của chúng ta trở nên linh hoạt và điêu luyện.

Việc tập luyện hàng ngày sẽ giúp các ngon tay được vận động thường xuyên và sẽ dẻo dai hơn, đáp ứng được khi chúng ta đánh các bài khó, cần sự linh hoạt vào nhanh nhạy hơn rất nhiều.

5. Hãy sắm cho mình một cây Đàn Piano phù hợp

Nếu bạn xác định học Piano với mục đích lâu dài thì hãy sắm cho mình một cây đàn thật tốt, tùy vào điều kiện kinh tế. Khuyên các bạn nên mua đàn tầm giá từ 10tr trở lên chúng ta sẽ yên tâm hơn, về chất lượng cũng như hình thức sẽ đẹp hơn.

Vì khi chúng ta học lâu thì yêu cầu về âm thanh tốt hơn, phím đàn phải chất lượng hơn, do đó hãy cố gắng mua một cây đàn tốt ngay từ đầu để học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.